Con gái có nên học công nghệ thông tin không?
Công nghệ thông tin là một ngành khá đặc thù, một bộ phận lớn trong xã hội coi là không phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên, không chỉ công nghệ thông tin mà cả các ngành kỹ thuật khác đều là môi trường làm việc cho cả nam lẫn nữ. Con gái có nên học công nghệ thông tin không?
1. Các chuyên ngành của công nghệ thông tin
Nhắc đến công nghệ thông tin người ta nghĩ đến ngay những người làm việc hàng giờ với chiếc máy vi tính, viết những đoạn chương trình khó hiểu hay là làm các công việc như sửa chữa lắp ráp các đồ điện tử.
Công nghệ thông tin cũng có những hướng phát triển khác nhau rất phong phú, với những mục đích khác nhau để người học công nghệ thông tin có thể theo học, có thể ví dụ như:
- Coding (các ngôn ngữ lập trình cơ bản)
- Học về cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin
- Kiến thức về mạng, quản trị mạng
- Học về mạng máy tính
- Toán học (các thuật toán, hàm, phương pháp tính toán logic)
- Kiến thức về bảo mật, hacking
- Và các chuyên ngành khác…Công nghệ thông tin bao gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ
Con gái có nên học công nghệ thông tin không?
2. Con gái có nên học học công nghệ thông tin không?
Đặc thù của công việc đòi hỏi người học ngành công nghệ thông tin phải có tư duy logic và say mê, làm chủ được kiến thức của mình.
Người học ngành công nghệ thông tin phải chịu được áp lực công việc cao khi công nghệ thay đổi. Ngoài ra cần có tư duy tốt, sáng tạo, khả năng toán học và say mê với công việc.
Trong một số trường hợp, nữ giới lại có lợi thế hơn so với nam giới trong công việc ngành công nghệ thông tin.
Ngoài đáp ứng về những yêu cầu kể trên, một số lợi thế của nữ giới có thể nói đến như: xử lý vấn đề mềm mỏng, giao tiếp khéo léo, có khả năng giải quyết nhiều việc cùng lúc.
Nữ giới có kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
Vì vậy với câu hỏi con gái nên học công nghệ không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Các bạn nữ nên tự tin hơn khi chọn học ngành vốn được mang tiếng là chỉ dành cho nam giới này.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều tấm gương là nữ giới gặt hái thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có thể kể đến là bà Peggy Johnson – Phó chủ tịch điều hành, phụ trách phát triển kinh doanh của Microsoft hay bà Regina Dugan – Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Facebook.
Chính vì vậy, việc học công nghệ thông tin không nằm ở việc bạn là nam hay nữ mà bạn có đam mê với ngành công nghệ thông tin hay không. Hãy bắt đầu từ chính bạn để thay đổi định kiến về giới và chứng minh rằng, phụ nữ cũng có thể làm được những điều đàn ông có thể làm, thậm chí là làm tốt hơn.
*** Xem thêm: Vào cao đẳng bằng hình thức xét tuyển học bạ, nên hay không?
3. Con gái học công nghệ thông tin ra làm gì?
Con gái hoàn toàn có thể học và làm nghề công nghệ thông tin
Ngoài những lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin đã kể ở trên, con gái học ngành này phù hợp nhất với những công việc sau:
- Lập trình web (Web application): Liên quan đến vấn đề code website, thay đổi và nâng cấp website.
- Lập trình ứng dụng (Programmer): Liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển các phần mềm cho điện thoại hoặc máy tính.
- Quản lý dữ liệu (Database Administrator): Chịu trách nhiệm thiết kế, truy vấn và quản lý dữ liệu trong hệ thống của công ty.
- Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance): Chịu trách nhiệm đảm bảo tiến trình phát triển sản phẩm phù hợp, đạt tiêu chuẩn.
- Điều khiển chất lượng (Quality Control): Chịu trách nhiệm đánh giá, kiểm định sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm đúng yêu cầu, đạt chất lượng, loại bỏ các lỗi nếu có.
- Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học công nghệ thông tin.
Trong số các công việc trên, điều khiển chất lượng (hay tester) được đánh giá là phù hợp với con gái học công nghệ thông tin nhất.
Bởi vị trí này không yêu cầu chuyên môn quá giỏi, mà chỉ cần thông thạo ngôn ngữ lập trình, có hiểu biết cơ bản về kiểm tra phần mềm, có tính tỉ mỉ, chi tiết và trình độ tiếng Anh đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.
Bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi Con gái có nên học công nghệ thông tin hay không?, nếu có đam mê với ngành công nghệ thông tin, nữ giới hoàn toàn có thể theo đuổi và gắn bó với công việc này.
>>Xem thêm thông tin Văn bằng 2 ngành Công nghệ thông tin