Giáo dục Việt Nam và mô hình giáo dục 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục 4.0 đem đến cho giáo dục Việt Nam nhiều cơ hội, đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải nhanh chóng thay đổi từ phương pháp quản lý cho tới giảng dạy và học tập theo tiêu chuẩn mới để có thể bắt kịp với cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tìm hiểu về mô hình giáo dục 4.0
Giáo dục 4.0 được đánh là mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa những yếu tố nhà trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức.
Giáo dục 4.0 giúp hoạt động dạy và học diễn ra linh động mọi lúc và mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa, chủ động quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học.
Theo những chuyên gia giáo dục, nghiên cứu 4.0 bao gồm: hình thức nghiên cứu mới như tốc độ, kết quả, quá trình đánh giá, hệ thống dữ liệu quy mô lớn hơn và đa dạng nguồn hơn. Quản lý 4.0 bao gồm giảng dạy, nghiên cứu khoa học,quản lý cơ sở đào tạo, bộ phận hỗ trợ tài chính.
Giáo dục Việt Nam trước mô hình giáo dục 4.0
Giáo dục 4.0 đang là xu hướng phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Để có thể hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào nền kinh tế số, yếu tố then chốt là nguồn nhân lực. Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo.
Giáo dục Việt Nam cần nghiên cứu, điều chỉnh đào tạo theo chuẩn giáo dục 4.0 dựa trên việc bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho học sinh.
Theo những chuyên gia giáo dục của trường Trung cấp Y dược, Việt Nam cũng cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Thực hiện phát triển nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân.
Cụ thể là cần áp dụng mô hình giáo dục mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo… tận dụng sự hỗ trợ của những thiết bị thông minh… Đồng thời, những đề tài này phải gắn liền với giải quyết một vấn đề cụ thể trong chuyên môn, hoặc hoặc trong đời sống kinh tế, xã hội…
Về mặt quản lý, những cơ sở giáo dục cần chuyển hướng dần sang tự chủ trong tổ chức và hoạt động cũng như chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn lực đầu tư bên ngoài, mở rộng những hoạt động đầu tư liên danh, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Về vấn đề học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Việc học không bó hẹp chỉ trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học bằng dự án.Bên cạnh đó, đối với học sinh, sinh viên là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những tin tức hữu ích về vấn đề áp dụng giáo dục 4.0 vào giáo dục Việt Nam.