Vào cao đẳng bằng hình thức xét tuyển học bạ, nên hay không?
Đại học không phải là con đường thành công duy nhất. Rất nhiều người thành công trên thế giới đều không qua một ngôi trường đào tạo nào, có chăng là học cao đẳng.
Hiện nay, nhiều trường cao đẳng trên cả nước đã tô chức tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ. Vậy, vào cao đẳng bằng hình thức xét tuyển học bạ, nên hay không?
Ưu điểm của hình thức tuyển sinh cao đẳng bằng xét tuyển học bạ
Kỳ thi 2 chung đã góp phần giảm căng thẳng cho thí sinh cũng như các bậc làm cha làm mẹ. Kỳ thi vừa áp dụng cho việc xét tuyển tốt nghiệp cấp 3 vừa xét tuyển cao đẳng, đại học.
Thế nhưng, nhờ có những trường xét tuyển học bạ mà chỉ cần đỗ tốt nghiệp là có thể nhập học tại trường rồi. Ví dụ như trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch với các ngành như : Cao Đẳng Dược, Cao Đẳng Điều Dưỡng, Cao Đẳng Hộ Sinh, Cao Đẳng Vật Lý Trị Liệu, Cao Đẳng Xét Nghiệm,…
Tuyển sinh Cao Đẳng bằng hình thức xét tuyển học bạ cũng đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt hơn. Chỉ cần mua một bộ hồ sơ ở hiệu sách rồi điền đầy đủ những thông tin cần thiết là là xong. Không có bất kỳ thủ tục rườm rà nào khác. Như vậy, các bạn thí sinh cũng như các cán bộ nhân viên của trường sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nhất là có thêm thời gian nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức.
Hầu hết các thầy cô, học sinh đều yêu thích hình thức tuyển sinh này. Bạn Nguyệt, sinh viên ngành y chia sẻ: Vào các trường đạ học y đầu ngành thường rất khó. Có những năm lấy đến 27 điểm. Trung bình một môn 9 điểm. Vâng 9 điểm cho khối A. Đó là một điểm số thực sự lớn, nhất là với đối với người có học lực không tốt như em. Em nghĩ chỉ có những bạn thật sự xuất sắc mới có thể đạt điểm 9 trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua. May mắn vì vào ngành y nhờ xét tuyển học bạ, chỉ cần điểm trung bình năm lớp 12 của em cao hơn 5,5 là em đã chuyển sang bước ngoặt của cuộc đời mình. Em sẽ cố gắng để trở thành nhân chứng sống cho câu nói “đại học không phải là con đường thành công duy nhất”.
Nhược điểm của hình thức tuyển sinh cao đẳng bằng xét tuyển học bạ
Thật không thể phủ nhận những ưu điểm mà hình thức tuyển sinh này mag lại nhưng cũng phải khẳng định những nhược điểm còn tồn tại của nó.
Thứ nhất: xin điểm, chạy điểm
Không một thầy cô giáo nào là không thương học trò. Dẫu biết thương học trò bằng cách nâng điểm là sai nhưng nhiều thầy cô vẫn nể tình, thương cảm và nâng điểm lên để vớt vát các em đỗ trường này, trường kia.
Thậm chí, có những học sinh có học lực yếu kém, không có quan hệ với thầy cô giáo nên phải nhờ đến cách “chạy” điểm. Có thể vì nể hay vì quá ích kỷ, nhiều thầy cô giáo đã nâng điểm học tập cho học sinh lên để có một học bạ với những điểm số tròn trĩnh, hoàn hảo.
Thứ hai: ỷ lại, lười biếng
Vì cứ nghĩ không cần học nhiều vẫn đỗ nên thí sinh sẽ bất chấp để chơi bời, tiêu xài hoang phí tiền của bố mẹ, còn đầu óc vẫn rỗng tuếch, không tập trung.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả những thí sinh khóa sau khi mà chúng đã nhận thấy các anh chị của mình vào cao đẳng, đại học “dễ như ăn kẹo ý mà”.
Ý thức tự giác học tập không có sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh nói riêng, chất lượng đào tạo của ngành giáo dục nói chung. Dẫu biết rằng, chúng ta cần lên án với bệnh thành tích trong giáo dục nhưng chúng ta cũng cần ca ngợi những cá nhân, tổ chức đạt kết quả cao. Điều quan trọng là kết quả ấy phải chân thực, xứng đáng.