Những lưu ý về việc giáo dục nhân cách cho con trẻ
8 mins read

Những lưu ý về việc giáo dục nhân cách cho con trẻ

Ông bà ta có câu “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Chính vì thế mà cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục nhân cách cho con trẻ.

Tầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻTầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻ

Cha mẹ giữ vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách cho trẻ

Ông bà ta có câu “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Chính vì thế mà cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục nhân cách cho con trẻ. Cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Tính cách và cách xử sự của cha mẹ ảnh hưởng không hề nhỏ đến con cái, Platon nói: “Những người xấu trên đời không phải họ sinh ra đã thích làm những chuyện xấu, mà là do họ không được hưởng sự giáo dục tốt”.

Do đó, giáo dục trẻ không phải chỉ là phát triển tri thức mà còn là việc nuôi dưỡng phẩm chất, và đối với việc ươm mầm đạo đức cho tâm hồn trẻ thì việc giáo dục càng bắt đầu sớm càng tốt. Trẻ nhỏ thường chịu ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ, cả điều tốt lẫn không tốt, vì thế để nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho con thì bố mẹ phải là những tấm gương sáng. Goethe nói: “Con cái chỉ thành người có giáo dục khi chính cha mẹ là người có đạo đức”.

Tính chuyên cần rất cần trong giáo dục nhân cách

Tầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻTầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻ

Điều quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ nhỏ chính là luyện tập tính chuyên cần cho các con. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong tính cách con người, là cơ sở mang lại thành công và hạnh phúc. Nếu không có tính chuyên cần, cái gì cũng ỷ lại vào người khác thì sau này mà thậm chí là trong quá trình học tập các con cũng không thể làm được gì cả.

Sự dũng cảm cũng rất cần thiết đối với trẻ. Có nhiều người mẹ nghĩ rằng khi con bị ngã hay bị đau, nếu không tỏ ra quan tâm thì sẽ làm trẻ tủi thân. Nhưng thật ra trong những trường hợp đó, cha mẹ cần nhanh chóng chấm dứt những lời an ủi, vỗ về mà nên hướng sự tập trung của con qua vấn đề khác và làm cho trẻ quên đi cái đau. Tuy nhiên, dũng cảm khác với vô cảm, vì vậy cần phải giáo dục để con biết đồng cảm với nỗi đau của người khác.

Giáo dục nhân cách cho trẻ cần chú trọng vào tính chủ động

Ông bà ta đã nói: “Người sung sướng là người làm chủ được bản thân”. Câu nói đó đã cho thấy tầm quan trọng của tính chủ động. Vì thế trong khi giáo dục nhân cách cho con cái cần dạy trẻ tính tự chủ. Ông bà ta cũng có câu: “Dạy trẻ từ thưở còn thơ”. Kiến thức thì khi lớn lên cũng có thể dạy được, nhưng hành vi ứng xử nếu không rèn từ nhỏ thì lớn gần như không thể dạy. Bởi vậy các bậc làm cha mẹ cần chú ý đến hành vi của con trẻ để kịp thời uốn nắn.

Không giáo dục trẻ bằng đòn roi

Tầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻ

Tầm quan trọng của giáo dục nhân cách cho trẻ

Ngày xưa các cụ quan niệm “Thương cho roi cho vọt – Ghét cho ngọt cho bùi”. Nhưng quan niệm ấy ngày nay đã không còn phù hợp  nữa. Có rất nhiều người khi tức giận không kiềm chế được bản thân thì đánh con, rồi lại xót xa khi thấy con đâu, rồi lại  ôm ấp, cho kẹo bánh, đồ chơi để dỗ dành… Cách dạy này sẽ làm hư trẻ. Trong Việc nuôi dạy trẻ ngay cả khi trẻ làm sai. Trẻ mà bị đánh đập khi còn nhỏ thì lớn lên sẽ có xu hướng trở nên ngoan cố, hung bạo và tàn nhẫn.

Cũng đừng nên quát mắng nặng lời mà nên phân tích đúng sai một cách cặn kẽ để con hiểu. Nhiều người do mệt mỏi với công việc hàng ngày, trở về nhà với tâm trạng khó chịu rồi trút hết bực bội lên đầu con cái. Những đứa trẻ vì bị quát mắng và phải miễn cưỡng làm theo lời cha mẹ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không phục và không tin tưởng cha mẹ. Cách giáo dục đó chắc chắn sẽ tạo ra những con người bực bội, cáu gắt –  Là bản sao của cha mẹ chúng.

Theo chia sẻ của cô Kỳ Anh – giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu trên địa bàn Sài Gòn chia sẻ: Cách giáo dục con cái chính là phải vừa làm gương và vừa làm bạn để có thể chia sẻ mọi thứ. Nói chung giáo dục con cái là cả một quá trình với rất nhiều vấn đề. Cha mẹ cần phải đầu tư để có cách dạy con tốt nhất.

Facebook Comments
Rate this post