Các trường nghề lao đao vì tuyển sinh
Việc các trường đào tạo nghề đang lao đao vì thiếu sinh viên, thừa chỉ tiêu đào tạo không còn là điều lạ nữa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng này diễn ra và sự cấp bách đặt ra ở đây là trường nghề phải đẩy mạnh hoạt động tuyển sinh mới mong có thể tồn tại.
Vì sao các trường nghề khốn đốn vì thiếu sinh viên
Thừa thầy, thiếu thợ đang là hình ảnh của đại đa số các trường nghề ở nước ta hiện nay. Không phải vì chất lượng giảng dạy kém hay điều kiện học tập không đảm bảo mà là do vấn đề tuyển sinh hiện nay vô cùng khó khăn.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng giờ đây các trường cao đẳng, đại học liên tục tuyển sinh với số lượng chỉ tiêu rất lớn nên thu hút mọi sự chú ý của thí sinh. Cơ hội trở thành sinh viên đại học rộng mở, nhiều người còn đùa rằng đại học đang dần “phổ cập” thì lý do gì các bạn trẻ phải đi học nghề. Sự cạnh tranh giữa các trường học ngày càng lớn nên lượng thí sinh xin ứng tuyển vào học tại trường nghề càng ít đi.
Hình thức xét tuyển sinh đại học, cao đăng thay vì thi tuyển mở ra cho mọi người con đường dễ dàng hơn để trở thành sinh viên. Không còn áp lực thi cử, không còn gánh nặng về việc ôn thi nên các bạn trẻ không ngần ngại nộp hồ sơ ứng tuyển vào trường đại học. Ông Nguyễn Đắc Hiển là Trưởng phòng đào tạo trường Trung cấp nghề Hùng Vương cũng đã nhận định rằng: Cơ chế tuyển sinh kể cả đối với đại học chính quy ngày càng thoáng và nhiều điều kiện thuận lợi như vậy thì đồng nghĩa với việc thí sinh đăng ký theo học trường nghề càng ít đi.
Bên cạnh đó là các văn bản hướng dẫn về thực hiện Luật giáo dục về nghề nghiệp chưa cụ thể nên thí sinh khó tiếp cận được với những trường nghề, không có thông tin và tìm kiếm rất khó. Trong khi các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, Học viện Báo chí, Học viện Ngân Hàng,… được quảng bá rộng rãi, có nhiều văn bản hướng dẫn và cả hệ thống truyền thông riêng biệt. Đối với các trường nghề thì thông tin xuất hiện hiếm hoi, nếu có thì chỉ ở một số website tư vấn tuyển sinh và du học hay các website về hướng nghiệp nhưng tần suất không lớn.
Đã cố gắng nhưng vẫn thiếu sinh viên
Nhận thức được tình trạng khan hiếm sinh viên của mình hầu hết các trường dạy nghề đã có những kế hoạc thay đổi, đổi mới bản thân để thu hút sinh viên vậy mà kết quả vẫn không có gì khả quan.
Không chỉ tích cực tuyên truyền, xây dựng hình ảnh trường học trở nên đẹp hơn. Thuyết phục mọi người nhìn vào tương lai tốt đẹp của con em khi theo học nghề sẽ có điều kiện làm việc tốt nhất. Bên cạnh đó, nhiều trường nghề còn giảm đi mức học phí đáng kể với hi vọng có đủ sinh viên để hoạt động giảng dạy diễn ra ổn định.
Hệ thống cơ sở vật chất của từng trường nâng cao, cải thiện rõ rệt. Việc đầu tư này hi vọng đem lại sự chú ý cho thí sinh, mong mỏi sự quan tâm của thí sinh vào điều kiện học tập, Hiệu quả đạt được cũng có nhưng thực sự không cao.
Ngay từ khi chương trình THPT các khóa chưa kết thúc, nhiều trường nghề đã kết hợp với trường cấp 3 hay địa phương để tuyên truyền, giáo dục, đính hướng nghề nghiệp, tu vấn, quảng bá hình thức đào tạo của trường. Những nỗ lực đó luôn được ghi nhận và đánh giá cao, tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của thí sinh vẫn là những trường đại học, cao đẳng.
Thực tế cho thấy rằng, thi tuyển hay xét tuyển cao đẳng, đại học cũng có chỉ tiêu và yêu cầu riêng biệt. Nếu như bản thân cảm thấy thực sự không phù hợp khi năng lực của mình không có thì nên tham gia các lớp học, trường học đào tạo nghề nghiệp. Như vậy tương lại bạn sẽ tươi sáng hơn. Dù hiện nay thí sinh hứng khởi với phương pháp xét tuyển học bạ nhưng vẫn có những hi vọng tốt đẹp dành cho các trường nghề. Chỉ cần nỗ lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra chắc chắn trường nghề không bao giờ sụp đổ.