Những khó khăn của ngành Giáo dục Việt Nam
7 mins read

Những khó khăn của ngành Giáo dục Việt Nam

Ngành giáo dục Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có những đổi mới phù hợp với xã hội hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn chưa thể giải quyết mà ngành giáo dục của chúng ta phải trăn trở tìm ra phương hướng cũng như lối thoát cho mình. Trên thực tế những khó khăn này hoàn toàn có thể giải quyết nhưng chúng cần phải có sự đồng lòng của tất cả các cơ quan đoàn thể liên quan mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Khó khăn đầu tiên mà ngành giáo dục của chúng ta còn gặp phải đó là nền kinh tế còn hạn hẹp. Không chỉ riêng giáo dục mà tất cả các lĩnh vực nào đi chăng nữa cũng cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ về kinh tế thì mới phát triển nhanh được. Trong giáo dục chúng ta cần phải có nguồn kinh tế để cung ứng các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, cần phải có kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, để đổi mới chương trình học tập. Việt Nam vẫn là một nước đang trên đà phát triển không có đủ năng lực kinh tế như những nước phát triển khác trên toàn thế giới điển hình như Mỹ, Anh, Pháp hay Philippines.

Ngành Giáo dục Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Tư duy lạc hậu cũng là một trong những khó khăn mà ngành giáo dục chúng ta đang phải đối mặt. Có những người đứng đầu lãnh đạo nhưng chưa thực sự đổi mới trong tư duy, chưa có sự phát triển tiên tiến phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập toàn cầu hóa. Những tư duy lạc hậu đó kìm kẹp sự phát triển của ngành giáo dục, không cho vươn xa hơn mà bị dậm chân tại chỗ. Đương nhiên tư duy lạc hậu này còn tồn tại rất ít nhưng chúng ta cũng phải có biện pháp để xử lý kịp thời.

Thêm một khó khăn cho ngành giáo dục của đất nước chúng ta đó là những tiêu cực còn tồn tại. Thực tế trong tất cả các cấp học từ tiểu học đến trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đại học hay cao học đều còn những góc khuất mà chưa thể kiểm soát triệt để như là bệnh thành tích, việc dùng tiền để mua điểm, gian lận trong thi cử. Mặc dù đã được hạn chế trong nhiều năm gần đây nhưng tình trạng này phải được chấm dứt hoàn toàn mới có thể đưa ngành giáo dục lên một tầm cao mới.

Cần nâng cao chất lượng giáo dục

Có quá nhiều trường Cao đẳng, Đại học, các trường trung học dân lập và công lập xuất hiện điều này đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người thế nhưng lại gây ra một hệ quả vô cùng đáng lo sợ đó là chất lượng giáo dục đi xuống. Sự cạnh tranh không công bằng của các cơ sở đào tạo khiến cho đầu vào các cấp nhất là bậc đại học và cao đẳng bị giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh một số trường có chất lượng giảng dạy tốt như trường Cao đẳng dược tphcm, Đại học Y Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học viện Ngân hàng thì cũng còn tồn tại không ít những trường học khác tuyển sinh đầu vào với mức điểm vô cùng thấp.

Với những khó khăn như trên thì ngành giáo dục của Việt Nam sẽ chưa thực sự phát triển và sánh bước được bằng các nước khác trên thế giới. Chúng ta cần phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp khắc phục gọng kìm giữ chân ngành giáo dục của chúng ta như hiện nay.

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)